
Công nghiệp dược là một bộ phận của nền kinh tế tri thức. Những phát minh và tiến bộ khoa học công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ, nhanh chóng vào công nghiệp dược để kịp thời nghiên cứu đưa ra thị trường các thuốc mới chữa trị bệnh tật và nâng cao sức khỏe con người. Các nhà máy dược phẩm là những nhà máy hoạt động dựa trên công tác nghiên cứu – phát triển (research based company) và công tác đảm bảo chất lượng.
Ngay từ khi thành lập, SAVIPHARM đã coi công tác nghiên cứu khoa học, sáng tạo và đảm bảo chất lượng là những giá trị cốt lõi của công ty:
CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU
TRÁCH NHIỆM TRỌN VẸN
SÁNG TẠO LIÊN TỤC
ĐỐI TÁC THÂN THIỆN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Từ những ngày đầu thành lập công ty, SAVIPHARM đã nhận được sự hợp tác nhiệt tình của các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực y – dược và kinh tế – tài chính. Hội đồng cố vấn được thành lập bao gồm nhiều nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực y dược và hoạt động theo nhiệm kỳ 2 năm. Hiện nay, Hội đồng khoa học Nhiệm kỳ II đang hoạt động dưới sự chủ trì của PGS TS Lê Văn Truyền (Chủ tịch) và GS TS Lê Ngọc Trọng, nguyên Thứ trưởng y tế (Phó Chủ tịch). Hội đồng cố vấn đã có những đóng góp quý báu về định hướng chiến lược phát triển công ty, chiến lược nghiên cứu – phát triển và định hướng danh mục sản phẩm phù hợp với tình hình bệnh tật và xu hướng sử dụng thuốc ở iiệt nam.

II. XƯỞNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM (PILOT)
Trong công tác Nghiên cứu-Phát triển (R&D: Research and Development), Xưởng thực nghiệm (Pilot) có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nghiên cứu xây dựng các quy trình sản xuất đối với các sản phẩm mới và nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất.
SVP đã xây dựng một Xưởng thực nghiệm hiện đại với các đặc điểm sau đây:

- Có đầy đủ các thiết bị nghiên cứu sản xuất viên nén, viên bao… quy mô 1, 5, 10 kg/lô. Các thiết bị này có cùng thiết kế và cơ chế hoạt động như các thiết bị trong dây chuyền sản xuất, có khả năng mô phỏng chính xác các công đoạn của quá trình sản xuất ở quy mô thương mại.
- Môi trường và điều kiện của Xưởng pilot đạt các yêu cầu của GMP về độ ẩm, nhiệt độ và cấp độ sạch theo đúng quy định về Nhà xưởng sản xuất các dạng thuốc rắn uống .
- Kết quả nghiên cứu tại Xưởng pilot đảm bảo độ ổn định và lặp lại của quy trình sản xuất, bảo đảm quá trình nâng cỡ lô được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo thành công trong chuyển giao quy trình sản xuất cỡ lô thương mại.
- Hoạt động có hiệu quả của Xưởng thực nghiệm (Pilot) là yếu tố quan trọng để SVP thực hiện giá trị cốt lõi “CẢI TIẾN LIÊN TỤC”, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nhà máy số 1: có diện tích mặt bằng sản xuất 2.000 m², gồm 3 dây chuyền sản xuất: các dược phẩm uống dạng rắn và thuốc sủi với công suất trên 1 tỷ viên/năm. Các dây chuyền sản xuất đạt điều kiện GMP-WHO và sẵn sàng nâng cấp theo tiêu chuẩn GMP-EU nhờ 10 hệ thống phụ trợ (điều hòa nhiệt độ trung tâm, hệ thống cấp hơi nước, xử lý không khí, khí nén, cung cấp nước tinh khiết, hệ thống chiếu sáng, xử lý nước thải…) được trang bị các thiết bị hiện đại.

Nhà máy số 1 có các đặc điểm kỹ thuật sau:
- Dây chuyền thiết bị sản xuất tự động, điều khiển bằng máy tính thông qua giao diện Người- Máy (HMI: Human Machine Interface) và các khối điều khiển khả trình (PLC: Programmable Logic Controllers)
- Với các thiết bị “cấp liệu bằng chân không”(Vaccum Feeding), “thiết bị nâng -hạ” (Lifting Device) và “thùng chứa trung gian” (IBC: Intermediate Bulk Container), các thiết bị sản xuất trang bị “hệ thống PLC” và “hệ thống vệ sinh máy tự động” (CIP: Clean – In – Place) … dây chuyền sản xuất có đặc điểm: “Không tiếp xúc – Không sinh bụi” bảo đảm tránh nhiễm chéo, nâng cao chất lượng thuốc và bảo vệ sức khỏe công nhân.
- Hệ thống thiết bị sản xuất, nghiên cứu – phát triển và kiểm nghiệm kết nối vào hệ thống tự động Giám sát Kiểm tra và Thu thập Dữ liệu (SCADA: Supervisory Control and Data Acquisition). Hệ thống SCADA được phân quyền cho 3 cấp: người vận hành thiết bị, Giám đốc Nhà máy, Phòng Kiểm nghiệm, Phòng R&D và Tổng Giám đốc Công ty. Hệ thống SCADA giám sát, thu thập và lưu trữ dữ liệu tức thời (real time) các hoạt động nghiên cứu – phát triển, sản xuất và kiểm nghiệm. Hệ thống SCADA có khả năng tích hợp với phần mềm ERP quản lý Kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp.
- Khu vực phụ trợ và Tầng Kỹ thuật là nơi tập trung các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ trợ tối cần thiết bảo đảm điều kiện hoạt động cho Nhà máy và Tổng Kho, các Phòng thí nghiệm R&D và Kiểm tra chất lượng thuốc theo các tiêu chuẩn GMP, GSP, GLP (Hệ thống HVAC, nước RO, Khí nén, Hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn …)
Có thể nói Nhà Máy số 1 của SAVIPHARM là nhà máy dược phẩm đầu tiên của Việt Nam triển khai hệ thống SCADA trong lĩnh vực: sản xuất đưa sản xuất dược phẩm từng bước tiến tới quá trình tự động hóa.

SAVIPHARM đặc biệt coi trọng hoạt động nghiên cứu-phát triển. Hệ thống nghiên cứu – phát triển được đầu tư đồng bộ ở 3 cấp: nghiên cứu bào chế trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu tại xưởng thực nghiệm (pilot) trước khi thiết lập và chuyển giao quy trình sản xuất 03 lô số 0 tại Nhà máy. Xưởng thực nghiệm pilot được trang bị các thiết bị hiện đại, mô phỏng các thiết bị chủ yếu trong 03 dây chuyền sản xuất tại nhà máy và điều kiện môi trường đáp ứng tiêu chuẩn của WHO-GMP. Công tác nghiên cứu – phát triển được tiến hành dựa trên các hướng dẫn và chuẩn mực quốc tế: Xây dựng chất lượng sản phẩm thông qua thiết kế công thức( QbD: Quality by Design), Hướng dẫn của ICH Q8 (International Conference on Harmonization) về hoạt động nghiên cứu và phát triển, lão hóa cấp tốc xác định tuổi thọ dự kiến của sản phẩm theo yêu cầu của GMP – WHO và ACTD …
- Tập hợp cán bộ KH-KT đa ngành: Dược học, hóa học, công nghệ thông tin, sinh học, cơ khí – điện tử, …
- Trình độ: Trên đại học, đại học-cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật. Trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng chiếm tỷ lệ hơn 50%.
- Trong nước: các trường đại học, Viện nghiên cứu khoa học, Trung tâm Khoa Học Tự Nhiên – Công nghệ Quốc gia.
- Chuyên gia: Pháp (OTECI: Office Technique d’Études et de Coopération Internationales), Australia (GSK), WHO …
- Các thạc sĩ đào tạo từ nước ngoài (Hàn Quốc, …) và trong nước.